Nghị quyết số 03-NQ/HU ngày 26/01/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ Huyện ủy Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước về đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2020–2025 và Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 23/7/2021 của UBND huyện Bù Gia Mập về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU ngày 26/01/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ Huyện ủy đã nhanh chóng trở thành động lực và cơ sở thúc đẩy nông nghiệp (agriculture), nông dân (farmers) và nông thôn (rural) trên địa bàn Huyện, đồng thời tạo cơ hội thúc đẩy phát triển vùng trồng nông nghiệp xuất khẩu cho dải Đông bắc của Tỉnh khi bắt đầu một làn sóng các nhà đầu tư và doanh nghiệp địa phương (multitude) quan tâm đầu tư vào Huyện. Mô hình F.A.R.M (Farmers-Agriculture-Rural-Multitude) sẽ có khả năng đưa Nghị quyết số 03-NQ/HU và Kế hoạch số 139/KH-UBND vào thực tiễn cuộc sống trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt về nông sản xuất khẩu trong và ngoài nước hiện nay.
Địa phương với Chương trình tăng tốc xuất khẩu nông sản
Huyện Bù Gia Mập có nền tảng phát triển là nông nghiệp, có tiềm năng liên kết vùng nông sản đảm bảo quy mô đủ lớn với Đắk Nông, vùng Tây Nguyên, Vương quốc Campuchia dọc trục đường 14C. Cùng với các địa phương trong dải Đông bắc của tỉnh Bình Phước để phát triển nguồn cung nông sản phục vụ chế biến sâu và xuất khẩu của Tỉnh và liên vùng. Trên địa bàn Huyện hiện đang chuyển dịch sang phát triển hoàn thiện chuỗi liên kết, chuỗi giá trị xuất khẩu nông sản và công nghiệp chế biến sâu. Cây trồng các loại đang được chuyển đổi dần sang cây ăn trái trong khi duy trì vai trò và thế mạnh của cây điều mang thương hiệu Quốc gia và địa phương. Mặc dù trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt trên thị trường nông sản trong nước và quốc tế hiện nay nhưng Huyện vẫn có thể thực hiện hướng đi riêng vào thị trường ngách để hội nhập nhanh và hiệu quả hơn vào khối EU và các thị trường truyền thống mà nhiều địa phương trong Tỉnh, nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam cũng như nhiều nước đang nỗ lực.
Nông nghiệp & Xuất khẩu Nông sản của Huyện Bù Gia Mập
Diện tích trồng/Năm (Đơn vị tính:Ha)
2010
2016
2017
2018
2019
Cây lương thực có hạt
1.603
1.600
1.573
1.394
Cây hàng năm
3.507
3.523
3.335
1.601
Cây lâu năm
42.261
43.149
48.414
51.225
Cây ăn quả
94
94
205
476
Cây cà phê
12.505
15.081
16.041
15.503
15.031
Cây cao su
164.179
234.850
237.568
238.498
242.013
Cây tiêu
9.967
16.452
17.178
16.987
17.199
Cây điều
155.746
134.204
134.302
138.175
137.373
Cây xoài
943
579
550
586
534
Cây sầu riêng
901
935
1.049
1.657
2.245
Cây cam, quýt
685
1.829
1.829
1.991
1.947
Cây nhãn
1.984
1.410
1.417
1.373
1.288
Cây vải
658
617
625
598
630
Huyện Bù Gia Mập có sự gia nhập vào thị trường EU và các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc nhanh hơn khi vào cuộc, tiếp cận quản lý, sản xuất, xuất khẩu một cách toàn diện của cả chính quyền, doanh nghiệp, người dân và các kênh nhập khẩu trực tiếp tại các thị trường mục tiêu nêu trên do các Bộ, ngành trung ương và Tỉnh đã và đang thiết lập đối với Hạt điều, Sầu riêng, Mít, Chanh dây, Khoai lang, Chôm chôm,… Doanh nghiệp và người dân được cụ thể hơn từ những định hướng của thị trường dài hạn, được chuẩn bị đáp ứng những mục tiêu thiết thực nhất khi xuất khẩu, giảm tối đa trung gian không cần thiết, được hỗ trợ để kết nối với thị trường một cách toàn diện. Việc xây dựng thương hiệu nông sản của Huyện cũng là điều kiện cần trong quá trình này nhưng rất tốn kém, trước mắt phấn đấu 5–10% định hướng hữu cơ/Organic theo tiêu chuẩn quốc tế trên địa bàn cũng là cách làm thương hiệu ít tốn kém và hiệu quả ngay trong tình hình hiện nay.
Đóng góp của 6 Doanh nghiệp Xuất nhập khẩu trên địa bàn Huyện Bù Gia Mập
Năm
Giá trị nhập khẩu USD
Giá trị xuất khẩu USD
2016
17.652.954
12.979.753
2017
33.897.055
32.635.183
2018
36.826.758
30.494.998
2019
24.326.102
35.448.831
2020
20.815.648
35.466.599
Tổng
133.518.517
147.025.364
Những vấn đề như vậy đặt ra cho các tỉnh, thành phố của cả nước trong đó có Bù Gia Mập phải có lộ trình hành động cụ thể theo khả năng. Hiện nay, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng sang làm vườn cây ăn quả khác có lợi nhuận cao hơn vẫn đang diễn ra trên địa bàn. Việc phát triển hiện tại là nhu cầu bức thiết để đáp ứng nguyên liệu tại chỗ cho sản xuất và xuất khẩu. Trong lúc các quy định và tiêu chuẩn xuất khẩu là đối tượng thường xuyên được cập nhật, điều chỉnh theo hướng khắt khe và tốn kém để tuân thủ hơn; thì mục tiêu xuất khẩu cho từng sản phẩm, khu vực sản xuất và biện pháp thực hiện các mục tiêu đó lâu nay thường được xác định chung chung và triển khai chưa đồng bộ. Bản chất của vấn đề ở đây hoàn toàn là yếu tố kỹ thuật, khả năng điều phối, tích cực và chủ động trong hội nhập của cả hai khu vực nhà nước, tư nhân và đầu tư nước ngoài FDI trên địa bàn. Nhà nhập khẩu và các quốc gia/khu vực nhập khẩu sẽ đòi hỏi giữa các khu vực sản xuất phải được điều phối bởi những doanh nghiệp đủ mạnh để tiến tới hình thành một liên minh hợp tác của họ, cơ sở để hình thành chuỗi liên kết, giá trị xuất khẩu nông sản địa phương ra quốc tế.
Đối diện với vấn đề nêu trên, phần lớn người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn Huyện có khả năng bị động; không thích ứng kịp sự thay đổi, khó có biện pháp thích ứng như đầu tư vào vùng nguyên liệu hoặc canh tác theo hướng hữu cơ/Organic để tăng cường khả năng cạnh tranh; truy xuất nguồn gốc tốn kém cả nguồn lực tài chính và công lao động; việc sản xuất phải có thử và sai và nó không dẫn đến tăng thu nhập cho doanh nghiệp và người dân trong ngắn hạn nên họ khó chấp nhận thách thức sản xuất và chế biến hiện tại để đổi lấy thu nhập lâu dài; thiếu khả năng tiếp cận, cập nhật thường xuyên các điều kiện gia nhập thị trường; bị tác động tiêu cực đến sản xuất, chế biến và xuất khẩu. Tất cả đều dẫn tới tác động trực tiếp đến hiệu quả đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân cũng như tác động trực tiếp đến hiệu quả công tác quy hoạch chung của Huyện Bù Gia Mập ở cả ngắn hạn và 05 năm tới.
Nếu cải thiện được thực trạng nêu trên sẽ cũng góp phần tạo môi trường hấp dẫn cho thu hút đầu tư của Huyện bởi vì Huyện còn nhiều dư địa để sản xuất nông sản sạch, mở rộng đường cho chế biến sâu xuất khẩu, có giá trị cao và có tác động lan tỏa lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của Huyện, thu nhập bền vững của người dân địa phương và nhiệm vụ chung của cả Tỉnh.
Năm 2020 cũng là năm Tỉnh khởi động nhiều cơ sở để triển khai các nội dung trên dựa vào Kế hoạch số 01-KH/BCN76 ngày 22/01/2021 của Ban Chủ nhiệm 76, Tỉnh ủy Bình Phước về công tác của Ban Chủ nhiệm theo Quyết định số 76-QĐ/TU ngày 03/12/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thành lập Ban Chủ nhiệm chương trình phát triển nông nghiệp toàn diện, hiệu quả; phát triển khoa học - công nghệ; phát triển thương mại - dịch vụ và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đẩy nhanh phát triển văn hóa - xã hội, giai đoạn 2021–2025. Năm 2021 đến nay, Tỉnh cập nhật nhiều cơ sở để triển khai tiếp tục các nội dung trên từ Chương trình hành động số 17-CTr/TU ngày 30/9/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhiệm kỳ 2021–2026 và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020–2025.
Ở đó có 15 mối quan tâm chung từ phía Nhà nước đối với khu vực tư nhân và ngược lại để cùng hành động hiệu quả cho các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết số 03-NQ/HU và Kế hoạch số 139/KH-UBND. Trong đó:
Phát triển sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao trên địa bàn Huyện định hướng xuất khẩu vào EU và các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, tiến tới đẩy mạnh áp dụng nông nghiệp công nghệ cao xuất khẩu.
Mặt hàng lựa chọn xuất khẩu giai đoạn 1 (trước năm 2023) Củ - Trái - Hạt gồm: Điều, Xoài, Bưởi, Mít, Chôm chôm,… Mặt hàng lựa chọn xuất khẩu giai đoạn 2 (sau năm 2023): các sản phẩm chế biến sâu của các mặt hàng lựa chọn giai đoạn 1 và thêm Sầu Riêng, Rau, Củ các loại (Huyện và cộng đồng doanh nghiệp, nông dân bổ sung thêm nhu cầu dựa trên khả năng).
Cụ thể yêu cầu tới từng mặt hàng của Huyện về: yêu cầu của mỗi thị trường mục tiêu/quốc gia nhập khẩu; yêu cầu của nhà nhập khẩu và nhà phân phối/bán lẻ; yêu cầu của chương trình hợp tác giữa Huyện, các nhà đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp, và người nông dân địa phương).
Sự chuẩn bị của Huyện về: quy hoạch phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản tại địa phương; kế hoạch phát triển mặt hàng ưu tiên theo giai đoạn nêu trên; đăng ký vùng trồng/cơ sở sơ chế/chế biến/bảo quản; xây dựng chương trình hợp tác chung giữa Tỉnh, Huyện, các Bộ, ngành trung ương, các địa phương liên vùng, các ngân hàng và tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, và các cơ quan/đơn vị có liên quan. Đảm bảo môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh thuận tiện nhất trên địa bàn.
Sự chuẩn bị của cộng đồng nhà đầu tư, doanh nghiệp, nông dân về: lựa chọn mặt hàng ưu tiên theo giai đoạn nêu trên; quy mô đầu tư về đất đai, vốn, lao động, công nghệ, kho lạnh, logistics, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; phát triển sản phẩm về nhãn mác, tiêu chuẩn cho sản phẩm về chất lượng và an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn cho vùng trồng và cơ sở sơ chế/chế biến/bảo quản, tiêu chuẩn xã hội và các yêu cầu khác được cập nhật; liên kết chuỗi đáp ứng quy mô sản lượng đủ lớn, truy xuất nguồn gốc, tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả. Đảm bảo chi phí đầu tư, sản xuất, kinh doanh cạnh tranh nhất trên địa bàn và tuân thủ tiêu chuẩn xuất khẩu đã được làm rõ.
Sự chuẩn bị của Tỉnh, Huyện, các Bộ, ngành trung ương, các địa phương liên vùng, các ngân hàng và tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, và các cơ quan/đơn vị có liên quan: hướng dẫn cụ thể (thậm chí cầm tay chỉ việc cho doanh nghiệp và nông dân) mọi nội dung có liên quan đến: cơ chế đảm bảo đầu tư, bao tiêu, thanh toán, bảo hiểm và phòng tránh rủi ro; cơ chế hỗ trợ lãi suất thấp từ chương trình hợp tác có liên quan, phát triển sản phẩm phù hợp/phát triển kênh tiêu thụ tại thị trường nước ngoài, đại diện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ/thương hiệu/tranh tụng tại nước ngoài, hỗ trợ chi phí kiểm nghiệm sản phẩm của Huyện tuân thủ tiêu chuẩn nhập khẩu vào từng nước khác nhau; tham gia đầu tư cùng doanh nghiệp và người dân vào vùng nguyên liệu, xử lý hiệu quả đất trồng hiện hữu; đầu tư vào nghiên cứu phát triển sản phẩm về giống, chăm sóc, bón phân, bảo quản, kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm mau hỏng,… Đảm bảo chi phí đầu tư, sản xuất, kinh doanh cạnh tranh nhất cho địa phương, tuân thủ cam kết nhập khẩu đã được làm rõ và không ngừng tìm giải pháp tăng sản lượng/doanh số/kim ngạch/lợi nhuận từ việc xuất khẩu sản phẩm của Huyện.
Kế hoạch cụ thể, chi tiết đến từng mặt hàng đảm bảo xuất khẩu ngay trong năm Quý 4/2022 và bền vững giai đoạn trước mắt 2023–2025.
Sau khi chuẩn bị hoàn thiện nội dung nội bộ Huyện sẽ tiến hành họp các bên, các đầu mối sẽ hình thành các tiểu ban để chuẩn bị chi tiết chương trình cho từng mặt hàng. Có đánh giá, báo cáo tiến độ, hiệu quả định kỳ hàng tháng để đảm bảo việc xuất khẩu được thông suốt, nhanh chóng, hiệu quả ngay trong Quý 4/2022.
Hiệu quả phải đo lường được bằng kim ngạch xuất khẩu cao, sản lượng xuất khẩu có chất lượng và giá trị gia tăng cao, nông dân và doanh nghiệp được hưởng lợi cao từ đầu tư.
Đảm bảo Huyện cam kết đồng hành và hỗ trợ tích cực, hiệu quả để doanh nghiệp và nông dân sớm có nguồn hàng đạt chuẩn với lộ trình xác định nêu trên.
Đảm bảo doanh nghiệp và nông dân địa phương cung ứng sản phẩm chất lượng, an toàn, bền vững tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế và các bên đối tác thứ ba cung ứng đầu vào/dịch vụ có liên quan (như đơn vị cung cấp giống/phân bón được chọn; cơ quan chứng nhận độc lập về GlobalG.A.P; Organic hoặc định hướng hữu cơ; Thương mại công bằng Fair Trade; ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước;...).
Đảm bảo việc tham gia quản lý chương trình xuất khẩu nông sản của Huyện giữa các bên là liên tục, hiệu quả; chi phí cạnh tranh nhất tương ứng với quy mô đầu tư; chuỗi liên kết/ cung ứng chặt chẽ đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc nông sản tới cấp độ vườn (farmer level).
Đảm bảo hợp đồng tiêu thụ, bao tiêu sản phẩm nêu trên, đảm bảo sự ổn định giá mỗi giai đoạn 02 năm, giá xác định trước mỗi thời điểm đầu của 02 năm, giá được xác định cao hơn giá thị trường tại thời điểm xác định giá ít nhất 5-10%.
Thực hiện quản lý và vận hành chương trình này một cách toàn diện trên nền tảng phần mềm trực tuyến dựa vào Internet (Platform do khu vực tư nhân đầu tư) để đảm bảo năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu nông sản của Huyện vào các thị trường là cao nhất.
Thúc đẩy nhu cầu của thị trường với sản phẩm mang tiêu chuẩn EU, Mỹ, Nhật Bản, đáp ứng thời gian cung ứng ngắn nhất vào thị trường. Cạnh tranh trên thị trường bởi sự tiếp cận chuỗi giá trị khép kín từ trang trại (farm) tới bàn ăn (fork) (viết tắt các chữ cái là mô hình F2F), các khoản đầu tư của chương trình được bù đắp bởi chương trình giảm thiểu các-bon để đảm bảo thu hồi vốn đầu tư.
Nông sản xuất khẩu của Huyện Bù Gia Mập đang đòi hỏi khả năng truy xuất nguồn gốc tới mức nông hộ; quản lý hiệu quả chi phí sản xuất và quy trình sản xuất; phát triển các sản phẩm mới, chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao; xây dựng thành công chuỗi giá trị, chuỗi liên kết từ Bù Gia Mập tới các kênh phân phối - bán lẻ tại thị trường nước ngoài để phát triển từng ngành hàng xuất khẩu bền vững cho cả người dân và cộng đồng doanh nghiệp có liên quan. Sự khởi động nông sản sạch, nông nghiệp công nghệ cao thành công như mong đợi của Huyện ủy được các doanh nghiệp đầu tư, thương mại và các tổ chức quốc tế tại Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc nhận định là sẽ dựa trên những nền tảng quan trọng như vậy.
Người dân và cộng đồng doanh nghiệp đã trải qua rất nhiều khó khăn, sự cạnh tranh đang trở nên gay gắt hơn trong khi chi phí vẫn tăng cao và mặt bằng giá xuất khẩu vẫn chưa khẳng định khả năng bù đắp chi phí và cả tổn thất trong dài hạn nếu thực hiện các nền tảng trên không hiệu quả. Chính sách nhập khẩu theo hướng bền vững mới của các quốc gia nhập khẩu thường xuyên cập nhật theo hướng khó hơn và có sự hội tụ tương đồng ở các thị trường mục tiêu. Bởi vậy, doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn Huyện rất cần một kế hoạch hỗ trợ của Huyện mang tính chiến lược nêu trên nhằm phục hồi khả năng xuất khẩu và tăng trưởng lợi nhuận của toàn ngành.
Các nội dung, công việc nêu trên được thực hiện trên cơ sở nhất quán:
Phát triển nông nghiệp sạch, công nghiệp chế biến sản phẩm từ nông sản theo chiều sâu, hiện đại, có khả năng cạnh tranh quốc tế cao về quy mô, năng suất, chất lượng và an toàn thực phẩm, hiệu quả bền vững dựa trên nhu cầu thị trường tiêu thụ gắn với khả năng cung cấp nguyên liệu, phù hợp với định hướng phát triển của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh.
Trong bối cảnh tháo gỡ khó khăn cho nông sản địa phương hiện nay, nguồn lực cần thiết cho việc đầu tư tăng tốc xuất khẩu là rất lớn, không thể chỉ dựa vào nguồn nội lực mà cần thúc đẩy hợp tác, liên kết giữa các khu vực kinh tế để khai thông luồng vốn FDI đầu tư vào Huyện.
Thu hút các nguồn lực của xã hội, đẩy mạnh đầu tư phát triển các loại hình doanh nghiệp chế biến sâu để phục vụ phát triển công nghiệp chế biến thông qua các định hướng, giải pháp, cơ chế chính sách, tháo gỡ những điểm nghẽn, tạo điều kiện môi trường thông thoáng, thuận lợi cho đầu tư phát triển.
Đảm bảo không xem chương trình này là tháo gỡ đầu ra nông sản cho Huyện mà là kịp thời tăng tốc phát triển nhóm ngành này xuất khẩu một cách bền vững trước năm 2025 thông qua các giải pháp cụ thể để cả khu vực nhà nước và ngoài nhà nước cùng chung tay hành động.
Muốn có khả năng cạnh tranh quốc tế về xuất khẩu nông sản phải dịch chuyển nhanh sang sản xuất nông nghiệp định hướng hữu cơ (ít nhất áp dụng từ 5–10% quy mô vùng nguyên liệu). Tuy nhiên, khó đảm bảo thu nhập ngắn hạn cho nông dân và các bên có liên quan nên sự chuyển dịch như vậy khó được thuyết phục và cần sự vào cuộc, phản biện của toàn xã hội.
Bởi vậy, các bên có liên quan đi thẳng vào vấn đề nhằm giải quyết nhu cầu tăng tốc xuất khẩu nông sản địa phương trong tình hình mới và nhu cầu có thể thực hiện được trong thực tiễn thời gian tới. Sở Công Thương tỉnh Bình Phước sẽ liên tục cập nhật yêu cầu cũng như điều kiện cần và đủ phục vụ Chương trình Xuất khẩu Nông sản của Huyện Bù Gia Mập vào các thị trường EU và các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc trong tình hình mới cạnh tranh quốc tế và trong nước gay gắt hiện nay./.
Mong đợi Ít nhất 6 Doanh nghiệp Xuất nhập khẩu của Huyện cần được mời tham gia Chương trình
(7 doanh nghiệp khác đã được tách về các Huyện Phú Riềng và Đồng Phú)